Năm 1945, cách mạng tháng
Tám thành công, chàng thanh niên Trần Hưng Quang lại hăng hái tham gia cách mạng và được
kết nạp Đảng cộng sản năm 1950.
Năm 1954 Ông tập kết ra
Bắc, công tác trong ngành công an, sau đó chuyển sang hoạt động nghệ
thuật.
Năm 1955, ông lập gia đình
với bà Nguyễn Thị Sơn, quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc
Hà Nội). Hai ông bà sinh được năm người con, ba trai, hai gái.
Ông tốt nghiệp trung cấp đạo diễn
ở Trường Sân khấu dân tộc, từng là Đảng ủy viên, Đoàn trưởng đoàn Tuồng Liên
khu V (nay là Nhà hát tuồng Đào Tấn).
Năm 1969, Ông Trần Hưng Quang được Bộ văn hóa và Ban thống nhất cử vào chiến trường
Liên khu V. Năm 1975, sau khi thống nhất đát nước, Ông về Bình Định công
tác và tham gia xây dựng Đoàn tuồng tỉnh Nghĩa Bình.
Với lợi thế về võ thuật và
máu nghề truyền thống gia đình, nghệ sĩ Trần Hưng Quang rất thành công
với những vai kép võ tuồng như Lưu Khánh, Mạnh Lương, Tiết Cương, Châu
Thương... những vai phản diện như Trần Lộng (vở Trần Bình Trọng), Lý
Thông (vở Thạch Sanh) và đặc biệt
là vai Ốc trong vở tuồng Nghêu-Sò-Ốc-
Hến. Ghi nhận công lao và đóng góp của Ông cho nghệ thuật tuồng,
năm 1988 Nhà nước đã phong tặng Ông danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Năm 1982, sau khi nghỉ hưu,
Nghệ sĩ Trần Hưng Quang trở lại Hà Nội sinh sống cùng gia đình tại nhà số
52b, ngõ 2, Ngõ chợ Khâm Thiên. Vào năm 1984 Võ sư Trần Hưng Quang bắt
đầu dạy võ cho một vài đệ tử là bạn thân của Trần Hưng Hiệp, trong
số đó có Đinh Quang Trung - người sau này trở thành một trong số đại
đệ tử của môn phái.
Năm 1985, nghệ sĩ ưu tú
Trần Hưng Quang được nhà nước cấp một căn hộ tại khu tập thể Thanh Xuân Bắc. Ông chuyển gia đình về sống
tại đây và mở “lò võ” tại Trường PTCS Việt Nam-Angieri. Vào giai đoạn
này, phong trào võ thuật ở Hà Nội bắt đầu phát triển.
Năm 2014, lão võ sư -
nghệ sĩ ưu tú Trần Hưng Quang qua đời để lại sự tiếc nuối sâu sắc cho hàng
vạn võ sinh môn phái Bình Định Gia nói riêng cũng như làng võ cổ truyền
Việt nam nói riêng.